Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Làm thế nào có thể chọn đúng gạo hữu cơ?

Hiện nay trên thị trường đang rao bán khá nhiều loại gạo hữu cơ nhưng đa phần là gạo hữu cơ “tự phong”. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn cố tình “lập lờ” khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.

Làm thế nào có thể chọn đúng gạo hữu cơ?
Trước thực trạng này, trên thế giới đã có nhiều tổ chức đứng ra xây dựng các bộ tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận để cung cấp các chứng nhận hữu cơ cho các đơn vị sản xuất sản phẩm hữu cơ. Khi đạt các yêu cầu chứng nhận thì các sản phẩm sẽ được gắn logo chứng nhận. Chính điều này giúp cho người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi mua sản phẩm.
Sau 6 năm kiên trì thực hiện các yêu cầu của tổ chức Control Union, từ ngày 06/10/2017, các sản phẩm Orgagro của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Xuất Nhập khẩu Gạo Việt đã được cấp chứng nhận hữu cơ theo chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Theo nhiều chuyên gia, để có được sản phẩm gạo hữu cơ, doanh nghiệp phải đầu tư một quy trình sản xuất khép kín theo tiêu chuẩn Mỹ với phương pháp canh tác và đóng gói sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe hơn rất nhiều so với quy trình sản xuất gạo bình thường.
Làm thế nào có thể chọn đúng gạo hữu cơ?
Với người nội trợ, việc kiểm tra chất lượng gạo hữu cơ cũng có thể thực hiện theo kinh nghiệm dân gian mà ông bà truyền lại. Nếu hạt gạo được “nuôi dưỡng” bằng phân bón hóa học thì có một điểm yếu “chết người” không thể che giấu được là hạt cơm nguội bị se cứng và dễ thiu. Do đó, nếu để hai chén cơm (một hữu cơ và một bình thường) trong khoảng 18 giờ thì cơm nấu từ gạo hữu cơ thật không thiu, chỉ hơi bị khô một lớp mỏng bên trên còn bên dưới vẫn mềm và ngon như mới nấu.
Mặt khác gạo hữu cơ thường có màu trắng đục bởi vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài. Gạo hữu cơ sau khi xay xát và đóng bao bì vẫn còn thấy bên ngoài gạo là lớp cám, sờ vào gạo lớp cám sẽ dính tay. Nếu gặp hạt gạo trắng tinh thì có thể gạo đã được dùng chất tẩy trắng.
Gạo hữu cơ có mùi hương tự nhiên của lúa mới, nấu chín cơm có mùi thơm dịu, ăn đến cuối bữa vẫn còn thơm không có mùi lạ. Trong khi đó, gạo dùng chất tạo hương thường có mùi nồng, khi nấu lên, lúc đầu cơm có mùi thơm như mùi gạo nếp nhưng lâu dần có mùi hắc.
Một mẹo nhỏ nữa để phân biệt gạo hữu cơ và gạo thường theo kinh nghiệm dân gian đó là sự vỡ vụn và độ nguyên của hạt gạo. Gạo hữu cơ được trồng bởi các giống thuần chủng nên hạt không quá mảnh và dài, không bị vỡ vụn khi xay xát. Thế nên, nếu thấy gạo nát nhiều, chắc chắn do lúa bị gặt non làm hạt gạo non nên khi xay xát bị vỡ vụn. Gạo non dễ ẩm mốc và không có mùi thơm nên một số cửa hàng phải sử dụng đến các hóa chất để bảo quản lâu dài và tạo mùi bằng hương liệu.
Gạo hữu cơ cũng có một “điểm yếu”. Do không sử dụng thuốc hóa học, chất bảo quản nên trong thời gian 45 - 60 ngày không sử dụng hết thì gạo hữu cơ sẽ dễ dàng bị sâu mọt tấn công. Vì vậy, nếu khui bao bì để lọt gió thì trong vòng 45 ngày sâu mọt sẽ tràn đến “hỏi thăm” hoặc bị nấm mốc. Trong khi đó hầu như gạo ngày nay không còn bị kiến và gián làm phiền nữa vì dư lượng hóa chất còn tồn đọng trong đó khiến chúng không dám đến gần.
Làm thế nào có thể chọn đúng gạo hữu cơ?
Với nguồn cảm hứng mang tên Organic Grow (trồng lúa theo phương pháp hữu cơ), mục đích mang lại cho người dân Việt những bữa cơm an toàn, đậm hương vị và có giá trị dinh dưỡng cao, nên phương châm kinh doanh của Gạo Việt, theo ông Nguyễn Sơn Tiên - Tổng giám đốc Gạo Việt cho biết là: “Ngày mai phải tốt hơn hôm nay”.
Hiện nay, nhãn hiệu Orgagro gồm 07 loại sản phẩm bao gồm: lứt Lài Tím, lứt trắng, Japonica, Phú Quý, Ngọc An, Jasmine, được đóng gói trong bao bì 1kg, với thiết kế đẹp – sang – bắt mắt, giá dao động từ 60.000 – 140.000 đồng; trong đó, cao cấp nhất là dòng sản phẩm gạo lứt Thảo Dược giá 140.000 đồng/kg. Tất cả sản phẩm đều được phân phối tại các hệ thống siêu thị trong nước, các cửa hàng, đại lý Organic và xuất khẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hiệp định CPTPP được ký kết: Sức mạnh mới cho doanh nghiệp Việt

“Hôm nay, chúng ta có thể tự hào kết luận rằng quá trình này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế, rằng việc hội nhập k...